Tự học ielts 7.0 hiệu quả cho người mới bắt đầu trong vòng 3 – 6 tháng

Tự học ielts 7.0 hiệu quả cho người mới bắt đầu trong vòng 3 - 6 tháng

Làm thế nào để giúp tự học IELTS 7.0 hiệu quả? Tự học IELTS tại nhà cho người mới bắt đầu có khó khăn hay không? Đây đều là những câu hỏi rất nhiều bạn thắc mắc đúng không? Trong bài viết này, Heenglish sẽ cùng bạn đi vào khám phá lộ trình tự học IELTS 7.0 nhé!

 

Cách xác định trình độ bản thân

Trước khi bắt đầu ôn luyện, bạn nên dành thời gian kiểm tra trình độ hiện tại của bản thân. Kết quả kiểm tra không chỉ thông báo hiện tại bạn đang ở “band” nào mà đồng thời còn cho bạn thấy kỹ năng nào bạn cần cải thiện hay dành nhiều thời gian hơn, từ đó ảnh hưởng tới việc phân phối thời gian ôn luyện của bạn.

“To know oneself is true progress” – Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng mà!

Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra trình độ của mình bằng làm đề trong các tài liệu phổ biến như bộ sách Cambridge English IELTS, IELTS Exam hay tham gia thi thử tại các trung tâm tiếng anh uy tín.

Đối với kỹ năng Speaking, có một số trang web cho phép bạn có cơ hội được tham gia thi thử với giáo viên bản ngữ như:

Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là bạn có thể nhờ một người xung quanh đã từng thi IELTS (giáo viên, bạn bè, người thân,…) đánh giá qua khả năng của mình, bởi lẽ đây cũng chính là những người có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm với IELTS.

http://heenglish.com/wp-content/uploads/2021/09/cach-tu-hoc-ielts-7.0.png

Lộ trình tự học IELTS từ 0 lên 7.0 cho người mới bắt đầu hiệu quả

Listening

Để đạt được 7.0, bạn phải đưa đáp án đứng cho ¾ tổng số câu, tức là 30 câu đúng trên 40 câu hỏi.

Reading

Bạn phải nắm được các cấu trúc ngữ pháp nâng cao, có một vốn từ vựng vừa đủ rộng để có thể phát hiện được ra những từ đồng nghĩa (synonyms) được sử dụng trong bài thi đọc hiểu. Để đạt được 7.0, bạn cần đạt 30 câu trả lời đúng trên tổng số 40 câu hỏi.

Writing

Ngoài việc phải hoàn thành đầy đủ tất cả các câu hỏi của đề bài, thông tin trong bài viết cũng phải được trình bày rõ ràng, có logic, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp, từ vựng một cách linh hoạt, chính xác.

Speaking

Trong phần thi Speaking, để được band 7.0, bạn cần phải nói nhiều và liên tục, sử dụng đa dạng các từ vựng, đặc biệt cần có một số từ vựng ít thông dụng, nói được những câu gần như không có lỗi về mặt ngữ pháp.

Điểm Overall được tính dựa vào cộng gộp trung bình của 4 kỹ năng trên. Các kỹ năng có thể chênh lệch ít nhiều, thông thường phần Writing sẽ thấp hơn khoảng 5.0 thì những kỹ năng khác phải cao hơn. Tuy nhiên, khi ôn luyện, các bạn nên học các kỹ năng có liên kết với nhau do đó sẽ không có kĩ năng nào đạt điểm thấp.

Tự học IELTS 7.0 từ con số 0 mất bao lâu?

Tự học IELTS 7.0 từ con số 0 mất bao lâu?

 

1. Chặng 1 – khởi động ( mục tiêu 3.0)

Trong giai đoạn này, chúng ta chưa cần thiết phải học những kiến thức chuyên sâu về IELTS mà hãy tập trung vào các phần kiến thức nền tảng là ngữ pháp (Grammar) và từ vựng (Vocabulary).
Ngoài ra các bạn nên học phát âm (Pronunciation) ngay từ giai đoạn này như một bước đệm cho kỹ năng Speaking sau này

Ngữ pháp

Như các bạn đã biết thì “sử dụng ngữ pháp một cách đa dạng và chính xác” (grammatical range and accuracy) là một trong những tiêu chí chấm điểm trong bài thi IELTS Speaking và Writing, đồng thời nó cũng rất quan trọng khi các bạn làm bài thi Reading và Listening.

Vì vậy, việc có một nền tảng ngữ pháp là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ta cũng không cần phải học tất cả các cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh mà nên biết chọn lọc các phần ngữ pháp trọng điểm.

Note

Đặc biệt, với mục tiêu phổ cập IELTS cho người Việt, Heenglish thực hiện khóa học Grammar for IELTS tập trung 16 chủ điểm quan trọng nhất.

Còn bây giờ, để nắm được mình cần học phần nào, Heenglish khuyên các bạn nên tập trung vào cuốn “Cambridge – Grammar for IELTS”, cuốn sách dành riêng cho các bạn học IELTS.

Cuốn sách bao gồm 25 bài, mỗi bài gồm bốn phần Context Listening, Grammar, Grammar Exercise và Test Practice. Các bạn chỉ cần học hai phần là Grammar – lý thuyết và Grammar Exercise – bài tập, nên tập trung sâu hơn vào các phần như các thì trong tiếng Anh (tenses), chức năng và vị trí của danh từ, động từ, tính từ và trạng từ, giới từ, mệnh đề quan hệ (relative clause), câu bị động (passive voice), các cấu trúc câu so sánh.

Từ vựng

Để học từ vựng một cách hiệu quả, các bạn nên tự chuẩn bị cho mình một quyển sổ ghi chép, ghi những từ vựng cần học vào đó và liên tục phải mở ra và ôn tập lại thường xuyên.
Đối với người mới bắt đầu, các bạn có thể học theo cuốn Oxford word Skill hoặc “Vocabulary in use” và tập trung học theo những topic sau:

  • People
  • The World
  • At home
  • School & Workplace
  • Leisure
  • Social Issues
  • Technology

Phát âm

Bên cạnh đó, Heenglish khuyên các bạn nên học Pronunciation và Listening cùng một lúc bởi khi học nghe, các bạn cũng học luôn được cách phát âm của người bản xứ. Khi nghe băng, chúng ta nên nói nhại lại theo, bạn sẽ cải thiện được phát âm, trọng âm, cũng như ngữ điệu của mình nghe học theo phương pháp này.

Sách phát âm nên học là Pronunciation in use với các bài luyện phát âm chuẩn Anh – Anh hoặc American Accent Training chuẩn Anh – Mỹ nhé. Bên cạnh đó các bạn nên bắt đầu luyện nghe cơ bản.

Về tài liệu, các bạn nên học theo cuốn “Basic IELTS Listening”, phù hợp với trình độ beginner. Cuốn sách này gồm 5 chủ đề, tập trung vào các vấn đề văn hóa, xã hội của cộng đồng nói tiếng Anh, thiết kế dựa trên format, nội dung và mục tiêu của bài thi IELTS.

  • Names & Places
  • Numbers
  • Survival English
  • Popular Science
  • Academic English

Sách không chỉ cung cấp và mở rộng vốn từ vựng, mà còn giúp các bạn làm quen với format đề listening của IELTS.

Tài liệu cần thiết cho chặng 1 là:

  • 30 ngày phủ xanh IELTS
  • Basic Oxford word Skill hoặc Vocabulary in use
  • Destination B1.
  • English Pronunciation in use hoặc American Accent Training
  • Cambridge Grammar for IELTS
  • Cambridge Vocabulary for IELTS

2. Chặng 2 – Vượt chướng ngại vật ( mục tiêu 4.5 – 5.0)

Chặng 2 - Vượt chướng ngại vật ( mục tiêu 4.5 - 5.0)

Trong giai đoạn này, khi đã nắm được những kiến thức nền tảng của tiếng Anh, chúng ta sẽ đi sâu hơn về các kiến thức IELTS, ví dụ như format đề thi chuẩn bao gồm mấy phần, các kỹ năng có mấy dạng bài, cách làm mỗi dạng bài là gì, v.v…

Listening & reading

Đối với hai kỹ năng này, sau khi đã có kiến thức nền tiếng Anh, các bạn hoàn toàn có thể bắt đầu luyện tập theo format của đề thi IELTS trong giai đoạn này. Heenglish khuyên các bạn nên luyện làm theo dạng bài trước, chứ chưa cần làm đề vội vì các bạn sẽ rất dễ nản.

Cuốn sách tốt nhất để giúp các bạn làm quen với các dạng bài Listening & Reading trong đề thi IELTS chính là Cambridge English – Complete IELTS Band 4-5.

Với 10 chủ đề thường xuất hiện trong đề thi IELTS, sách không chỉ cung cấp các bài Reading & Listening chuẩn format, phù hợp với trình độ mới bắt đầu, mà còn có bài tập bổ trợ thêm về từ vựng và ngữ pháp.

Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm hai cuốn:

  • Collins Reading for IELTS
  • Collins Listening for IELTS

Hai cuốn sách này cũng được chia thành các chủ đề, mỗi unit trong sách tập trung vào từng dạng bài bao gồm câu hỏi, kỹ năng làm bài và các tips làm bài trong đề thi Reading & Listening. Cuốn sách rất phù hợp đối với các bạn mới tiếp xúc với IELTS.

Các dạng đề thường gặp trong IELTS Listening
Multiple Choice QuestionLabelling a Map/Diagram
Form CompletionMatching Information
Sentence Completion –

Summary Completion

Short Answer Question
Table CompletionPick from a List

Trong đề thi IELTS, các bạn chủ yếu sẽ chỉ nghe giọng Anh – Anh nên hãy chọn những nguồn nói giọng Anh – Anh để luyện. Phương pháp giúp các bạn có thể cải thiện điểm số tốt nhất đó chính là nghe và chép lại những gì mình nghe được.

Sau khi nghe và chép xong, các bạn có thể mở Transcript và kiểm tra lại. Các bạn cũng đừng quên tập đọc lại theo transcript và thu âm lại để so sánh.

Tuy ban đầu có hơi vất vả một chút, nhưng đây là cách vô cùng hiệu quả để bạn có thể luyện phát âm (pronunciation), trọng âm (stresses) cũng như ngữ điệu (intonation) của mình.

Các dạng đề thường gặp trong IELTS Reading:
Matching HeadingsChoosing a Title
True/False/Not GivenCategorization
Matching Paragraph InformationMatching Sentence Endings
Summary Completion

Sentence Completion

Table Completion

Flow Chart Completion

Multiple ChoiceDiagram Completion
List SelectionShort Answer

Đối với Reading, ta sẽ tập trung luyện kỹ năng “Scanning” và “Skimming”

Skimming

Là kỹ thuật đọc lướt để nắm được ý chính của bài. Khi skimming ra cần tập trung vào các đoạn chủ đề, câu chủ đề để nắm được ý chính, chú ý trả lời các câu hỏi quan trọng như who, what, which, where, when, why.

Chú ý những danh từ riêng, địa điểm, các con số, hoặc dựa vào linking words để nhận ra mối quan hệ của các phần.

Scanning

Là kỹ thuật đọc nhanh để nắm được từ khóa, thông tin và dữ liệu cần thiết để trả lời câu hỏi. Scanning được áp dụng khi bạn cần tìm kiếm thông tin mà không cần nắm nội dung của cả bài đọc.

Bạn cần bám chắc câu hỏi, xác định loại thông tin cần tìm là gì, danh từ chỉ người, địa điểm, con số,… Xác định càng rõ bạn càng tiết kiệm được thời gian.

Speaking

Sau khi luyện nghe và tập đọc nhại lại theo băng, bạn sẽ thấy cải thiện hơn rất nhiều về phát âm và ngữ điệu. Tiếp theo chúng ta sẽ học kỹ năng cho IELTS Speaking.

Ở trong giai đoạn này, ta cũng luyện nói tách riêng các phần part 1, part 2 và part 3 trong đề thi Speaking. Sẽ rất tốt nếu như bạn có thể tìm được partner hoặc giáo viên để chữa, tuy nhiên bạn vẫn có hoàn toàn có thể tự học speaking bằng cách nói và ghi âm lại.

Ở giai đoạn này, các bạn tập trung học Speaking Part 1 trước và bắt đầu luyện bằng các chủ đề thường xuyên xuất hiện trong Part 1 như sau:

  • Work
  • Study
  • Hometown
  • Family & friends
  • Hobbies
  • Transport

Hãy thu âm và chép chính tả lại bài nói của mình. Nghe, đọc và đánh giá xem bạn đã nói sai ở đâu, câu nói của bạn có thể được cải thiện như thế nào

Ví dụ: áp dụng từ vựng khác, hay triển khai ý tưởng khác như thầy Simon cho bài nói được rõ ràng, mạch lạc và có liên kết, v.v…

Tiếp tục và lặp lại quá trình này nhiều lần và bạn sẽ nhận rõ sự cải thiện trong kỹ năng nói của mình đấy.

Writing

Đã đến lúc bắt tay làm quen với các dạng đề trong IELTS rồi các bạn ơi. IELTS Writing gồm hai phần Task 1 và Task 2, các bạn cần nắm rõ yêu cầu đề bài, cũng như cấu trúc làm bài của hai phần này.

Tuy nhiên ở band điểm này, các bạn chỉ cần tập trung học dạng Task 1 trước. Trong Task 1, thí sinh phải viết ít nhất 150 từ để miêu tả và so sánh một biểu đồ cho sẵn. Dưới đây là toàn bộ là những dạng thường xuyên xuất hiện trong đề thi IELTS trong những năm gần đây:

  • Line graph
  • Pie Chart
  • Bar chart
  • Table
  • Diagram
  • Map
  • Process
  • Mixed chart

Các bạn có thể tham khảo cuốn sách Collins – Get ready for IELTS Writing. Cuốn sách này được trình bày một cách khoa học, giúp các bạn nắm được nhưng phần cơ bản nhất của IELTS Writing. Cuốn sách này được trình bày thành ba phần là:

  • Language development
  • Skills development
  • Exam practice

Đặc biệt trong phần Skills practice, các bạn sẽ làm quen với các dạng bài trong IELTS qua hướng dẫn các bước làm bài, bài tập được chia thành các mục nhỏ giúp các bạn dễ làm quen hơn với IELTS Writing cùng với đó là các phần Exam information, cung cấp thông tin cần biết về bài thi, Exam tip, đưa ra các chiến thuật và kỹ năng làm bài, và phần Watch out, nơi các bạn có thể nắm được những lỗi sai thường gặp trong khi làm bài.

http://heenglish.com/wp-content/uploads/2021/09/thoi-gian-on-luyen-tu-hoc-ielts-7.0.png

3. GIAI ĐOẠN TĂNG TỐC (MỤC TIÊU 5.0 – 6.0)

Đến giai đoạn này, chúng ta sẽ ôn luyện tất cả các dạng bài còn lại của đề thi và bắt đầu làm quen với format của một đề thi hoàn chỉnh. Các bạn vẫn sẽ áp dụng phương pháp học như đã đề cập trong giai đoạn trước và luyện đề.

Các bạn cũng nên đặt mục tiêu cho listening & đạt 6.0 – 7.0, hai kỹ năng còn lại là speaking & writing với mục tiêu là 4.0 – 5.0

Listening and reading

Ta sẽ tập trung luyện trong bộ sách “Cambridge Practice Test for IELTS.” Các bạn lưu ý chỉ cần làm từ quyển 5 thôi nhé vì các cuốn trước đó không được update so với đề thi thật hiện tại.

Đối với bài Listening, khi làm bài các bạn lưu ý không check đáp án ngay sau khi hoàn thành. Hãy kiểm tra bằng cách mở Transcript, gạch chân các từ khoá chính của bài (keyword). Sau đó tập trung nghe lại và tìm ra đáp án của bài.

Writing

Sau khi đã nắm được cách làm bài của những dạng cơ bản trong Task 1, trong giai đoạn này ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sang Task 2. Task 2 yêu cầu thí sinh phải viết một bài luận dài ít nhất là 250 từ tranh luận, nêu ý kiến về một vấn đề cụ thể nào đó. Vì đây là bài luận dài và chiếm 2/3 tổng số điểm của bài thi Writing, các bạn đầu tiên nên tập trung học từ vựng cho các chủ đề lớn như:

  • Health
  • Environment
  • Education
  • Development
  • Globalisation
  • Criminal
  • Technology
  • Government
  • Animal
  • Society
  • Teenage issues

Để hiểu rõ hơn thì các bạn vẫn có thể tham khảo cuốn sách Collins – Get ready for IELTS Writing để bắt đầu làm quen với Task 2.

Ngoài ra đối với những bạn đang trong trình độ Intermediate thì các bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm cuốn Collins – Writing for IELTS nữa nhé.

Speaking

Sau khi nắm được các dạng câu hỏi và cách trả lời trong Part 1, giai đoạn này ta lại tiếp tục chuyển sang làm quen dần với Part 2 trong lúc song song ôn luyện cùng với Part 1 nữa nhé.

Trong Part 2, các bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị và có 1-2 phút để trình bày bài thi nói độc thoại theo chủ đề cho sẵn. Các đề trong Part 2 được chia thành các chủ đề lớn như sau:

  • Person
  • Event
  • Things
  • Favorite
  • Activities

Để chuẩn bị thật tốt cho phần thi này, các bạn có thể tham khảo cuốn 31 High-scoring formulas to answer the IELTS speaking questions. Cuốn sách này sẽ cung cấp cho các bạn các từ vựng hay và tự nhiên, giúp ăn điểm trong IELTS Speaking.

Ví dụ như thay vì nói “he is funny” (band 5) bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng “he has a good sense of humor” (band 7), và bạn sẽ tìm thấy những từ vựng hay ho như vậy trong cuốn sách này.

4. GIAI ĐOẠN VỀ ĐÍCH (MỤC TIÊU 6.0 – 7.0+)

Listening & reading

Ở giai đoạn cuối cùng, ta sẽ tiếp tục luyện đề, tổng quát hoá các lỗi sai bằng cách note lại lỗi sai sau mỗi lần làm đề. Đặc biệt khi luyện đề trong quyển Cambridge Practice Test for IELTS, IELTS Fighter khuyên các bạn nên làm đi làm lại các đề nghe và đọc. Lưu ý với bài Listening, ở mỗi lần nghe các bạn lại tập trung vào một yếu tố khác nhau, ví dụ:

  • Nghĩa của cả đoạn văn
  • Tìm đáp án
  • Thì của động từ
  • Phát âm…

Writing

Ở giai đoạn chuẩn bị trước khi thi, các bạn nên tiếp tục luyện thật nhiều đề để viết, có thể xem các bài mẫu tham khảo để cải thiện bài viết của mình.

Đặc biệt đối với đề Task 2, để đạt được band điểm cao, các bạn cần phát triển càng nhiều ý tưởng càng tốt, nội dung viết cũng phải sâu hơn, “chất” hơn, đặc biệt vốn từ vựng cũng phải đủ rộng và đủ phong phú.

Cuốn sách hữu ích giúp các bạn có thể tăng band điểm nhanh chóng chính là Write Right. Cuốn sách được thiết kế hướng dẫn viết theo sườn bài, bố cục chuẩn, rõ ràng. Ngoài ra sách còn cung cấp rất nhiều từ vựng ăn điểm, bài tập giúp củng cố kiến thức, ngoài ra còn có thêm bài mẫu ở hai band điểm 5.0 và 7.0+ để các bạn dễ thấy được sự khác biệt.

Speaking

Sau khi nắm được Part 1 và Part 2, chúng ta sẽ cùng bước sang Part 3 ở giai đoạn cuối này. Các câu hỏi trong Part 3 sẽ liên quan tới chủ đề trong Part 2, mỗi câu trả lời sẽ bao gồm từ 3-5 câu, và Heenglish đặc biệt khuyên các bạn nên sử dụng format A.R.E.A để trả lời, bằng cách đưa ra những ý sau:

  • Answer
  • Reason
  • Example
  • Alternative

Chia sẻ cách chiến lược tự học IELTS 7.0

Chương 1. Nguyên tắc quan trọng nhất – Thoải Mái

“Hãy thư giãn, thoải mái trong mọi việc bạn làm”

Có vẻ không liên quan trực tiếp tới IELTS hay tiếng Anh lắm nhưng thực sự nếu Heenglish chỉ được chọn một thứ duy nhất để truyền đạt cho bạn thì Heenglish sẽ chọn việc này. Vì nó thực sự hiệu quả và sẽ là nền móng cho cách học tiếng Anh của bạn.

http://heenglish.com/wp-content/uploads/2021/09/ke-hoach-tu-hoc-ielts-7.0.png

Chắc ai trong chúng ta cũng nghĩ, những sáng chế lớn và quan trọng của thế giới được các nhà khoa học phát minh ra trong khi làm việc liên tục, căng thẳng trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm. Nhưng sự thật thì hơi khác, một chút.

Một ví dụ gần gũi hơn là chắc trong khi học tiếng Anh bạn cũng đã từng gặp trường hợp có những từ mình chỉ gặp 1 lần mà nhớ cả đời – lúc này bạn đang trong trạng thái thoải mái – trong khi đó có những từ mà bạn đi tra lại tra mãi 1 lần, đến lần thứ 11 gặp vẫn không nhớ từ đấy nghĩa là gì – lúc này thì bạn đang cố học và không được thoải mái..

Trí óc của chúng ta hoạt động tốt nhất, sắc bén nhất, sáng tạo nhất trong khi thư giãn, thoải mái.

Đây có lẽ là điều quan trọng nhất trong cuốn sách này mà Heenglish muốn bạn ghi nhớ.

Chương 2. Hai yếu tố quyết định điểm IELTS của bạn

Yếu tố thứ 1 – Khả năng Anh ngữ (Yếu tố hiển nhiên)

Tuy nhiên, rất nhiều người nghĩ IELTS như là kì thi đánh đố như Đại học vậy. Thi Đại học ngoài chương trình chuẩn người ta còn đánh đố đủ kiểu, khiến bạn phải học thêm ở ngoài trầy trật mới làm tốt được. Còn IELTS thì bạn cũng nghĩ, ngoài khả năng tiếng Anh, phải cần kiến thức riêng, chuyên biệt, rồi rèn luyện thêm gì nhiều lắm mới làm được.

Hoàn toàn không phải vậy. IELTS cũng chỉ là tiếng Anh. Khả năng Anh ngữ của bạn sẽ quyết định 80% điểm số IELTS của bạn.

Yếu tố thứ 2 – Sự chuẩn bị cho IELTS

20% còn lại là ở yếu tố này. Sự chuẩn bị cho IELTS gồm nhiều thứ, như mức độ quen thuộc của bạn đối với câu hỏi, cách ra đề của IELTS. Kỹ năng làm bài IELTS, tâm lý phòng thi,…

Chương 3. Tài liệu học tiếng Anh tốt nhất

Tài liệu tốt nhất chính là tiếng Anh thực tế. Tiếng Anh thực tế không cần phải là một môi trường giao tiếp tiếng Anh 100% như trong các trường quốc tế hay phải đi ra nước ngoài cho xa xôi, Heenglish muốn nói ở đây chỉ đơn giản là tiếng Anh mà người ta đang sử dụng hàng ngày, trong sách vở – dĩ nhiên là không tính coursebook – báo, đài, mà bạn có thể tiếp cận dễ dàng trên internet.

Giống như trong môn Toán, chẳng ai lại đi giải đi giải lại 1 bài 10 lần, việc mà người ta hay làm là giải 10 bài (khác nhau) của cùng 1 dạng Toán. Tiếng Anh thực tế giống như giải 10 bài của 1 dạng Toán, nó giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều cách nói xin lỗi khác nhau. Còn cứ bám vào 1 cuốn coursebook, làm bài tập, học từ từ 1 lesson thì cũng như làm 1 bài toán 10 lần, quay đi quẩn lại bạn chỉ biết được 1 cách nói xin lỗi thôi.

Chương 4. Nguồn tiếng Anh thực tế cần phải phù hợp với bạn

Khi bắt tay vào học tiếng Anh thì Heenglish cũng đặt ra mục tiêu cao cả như:

  • Một ngày phải dành ra 2,3 tiếng trau dồi tiếng Anh. Phải đọc 1 chục bản tin của BBC, NY Times, CNN.
  • Nghe vài bài VOA hoặc các trang cung cấp bài nghe tiếng Anh, đọc script và một số hoạt động khác mà các ‘siêu nhân’ vẫn hay nói trên báo.
  • Và không ngày nào mà Heenglish không bỏ cuộc sau 15 phút. Mục tiêu trên Heenglish cũng đã đặt ra 2,3 lần, và kết quả lần nào cũng như nhau. Chắc tại Heenglish không phải siêu nhân.

Thực sự thì những nguồn tiếng Anh trên cũng tốt, nếu bạn sử dụng cũng sẽ lên trình như thường. Tuy nhiên, vấn đề là chẳng có mấy ai theo học mấy nguồn đó được thường xuyên và lâu dài cả.

Cho nên khi chọn lựa nguồn tiếng Anh để đọc/nghe thì bạn cần phải xem nó có phù hợp với mình không. Không nên cứ đâm đầu vào mấy nguồn của các “siêu nhân” như thiêu thân lao vào lửa. Vì những nguồn đó hợp với họ chứ không chắc là hợp với bạn.

Nó giúp bạn có động lực để tiếp xúc với 1 lượng lớn tiếng Anh đều đặn ngày này qua ngày khác. Còn như khi bạn ép mình theo mấy nguồn của người khác khuyên dùng mà mình không mặn mà lắm như BBC hay CNN, bạn xem cố lắm được 5 tin là hết sức, quá ít so với khi bạn dùng đúng nguồn tiếng Anh phù hợp.

Chương 5. Tìm nguồn tiếng Anh phù hợp với bạn

Sau đây là 3 cách màHeenglish đúc kết được để tìm ra các nguồn tiếng Anh phù hợp.

1. Từ những việc bạn Thích

Tìm hiểu về những thú vui, sở thích của bạn bằng tiếng Anh, ví dụ như: theo dõi tin tức về thần tượng của bạn. Làm bánh, nấu ăn. Xếp origami. Game

Trong trường hợp bạn bị tật “ngại tiếng Anh” thì đây cũng là cách để bạn giải quyết nó. “Ngại tiếng Anh” nghĩa là chỉ hơi nhắc tới tiếng Anh thôi là bạn đã thấy ngán tới tận cổ. Thấy tiếng Anh là cứ muốn loạn lên, rồi chẳng biết bắt đầu từ đâu, chỉ mong sao đừng gặp tiếng Anh nữa, tránh được lúc nào hay lúc đó.

Nguyên nhân nhiều khả năng là do trước đó bạn đã thử cố nhồi nhét tiếng Anh bằng các nguồn không phù hợp. Thực sự bạn là bạn ngán cái nguồn chứ không phải chán tiếng Anh! Nhưng do trong bộ nhớ của bạn đã có liên kết: tiếng Anh = cái nguồn không phù hợp = chán ngấy, nên cái phản xạ “ngán tiếng Anh” cứ bám theo bạn, mỗi khi bạn cần đọc hay nghe gì đó bằng tiếng Anh thì nó lại trỗi lên, làm mất hết hứng thú.

Nếu bạn tiếp xúc với một nguồn phù hợp thì cảm giác ngán đó sẽ không còn nữa. Ví dụ rõ ràng nhất là nhạc tiếng Anh. Bạn có thể “cực kỳ chán tiếng Anh” nhưng bảo đảm bạn cũng có ít nhất 1‐2 bài nhạc tủ bằng tiếng Anh (trừ trường hợp bạn không nghe nhạc tiếng Anh, và trường hợp này thì Heenglish chưa bao giờ thấy trong các bạn trẻ).

Do đó bạn hãy ngừng nghĩ là mình “ngán tiếng Anh” đi, thứ bạn ngán là mấy cái nguồn không phù hợp chứ không phải là tiếng Anh. Chỉ cần bạn tìm ra một nguồn mà mình thích và luyện tập với nó thì tật “ngại tiếng Anh” đó sẽ được giải quyết ngay..

2. Từ những việc bạn cần

Những việc bạn cần có thể là:

  • Nâng cao chuyên môn
  • Như về y khoa, công nghệ thông tin, kinh tế, …

Tùy vào chuyên ngành mà bạn học/làm, bạn có thể tìm đọc các sách giáo khoa (textbook) và những tài liệu bằng tiếng Anh về chuyên ngành của mình. Có nhiều lý do cho việc này: nó sẽ giúp bạn quen với các thuật ngữ chuyên ngành, từ đó bạn sẽ dễ cập nhật thông tin về chuyên ngành của mình hơn, dễ nghiên cứu cao, chuyên sâu hơn và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu công ty/trường bạn có các chương trình đào tạo với nước ngoài.

3. Bất kể bạn làm – đọc – xem gì hãy sử dụng tiếng Anh

Nếu bạn thích xem Korean drama, đừng xem phụ đề Việt nữa, mà hãy xem phụ đề tiếng Anh. Nghe nhạc, xem MV Nhạc Hàn, đừng xem sub Việt mà hãy xem sub Anh . Bạn thích xem các tin giải trí như trên kenh14, hãy xem bằng tiếng Anh vì có nhiều trang cũng hấp dẫn như:

Bạn muốn lên danh sách những thứ cần mua để đi chơi xa với bạn bè, đừng dùng tiếng Việt – bánh mì 5 ổ, túi nilon, sữa, quần áo, Tiền: 2 triệu – mà hãy dùng tiếng Anh – bread: 5 (thế này là được, không cần phải ghi thật chi tiết, thật đúng như 5 loaves of bread), plastic bag, clothes, 2 million. => Nói tóm lại, hãy sử dụng tiếng Anh trong mọi việc bạn làm.

Chương 6. Tương quan của 4 kỹ năng – Reading, Listening, Writing, Speaking

Muốn viết hay thì phải đọc nhiều. Muốn nói giỏi thì phải nghe nhiều. Do đó 99% thời gian học tiếng Anh của bạn sẽ dành cho việc đọc và nghe. Heenglish sẽ giải thích về việc này trong phần Writing & Speaking.

Nhưng mà bạn vẫn nghi ngờ “làm sao mà chỉ nghe và đọc rồi “tự nhiên” lên cả trình Writing và Speaking? Nghe kì vậy?”.Heenglish xin tạm giải thích ngắn gọn là việc này cũng không phải kì cục gì nếu bạn suy ngẫm lại cách mà bạn học Writing và Speaking cho tiếng Việt.

Về Writing, trong tiếng Việt, muốn viết văn hay thì bạn làm gì? Viết nhiều? Chắc chắn không. Muốn tả con mèo hay chẳng lẽ bạn cứ cầm bút lên, bắt tay vào viết ngay một lèo 10 bài, mỗi bài 10 trang rồi tự nhiên viết hay? Việc bạn và ai cũng làm là đọc nhiều (và một phần từ Nghe), muốn tả con mèo hay thì bạn phải đọc về mèo, đọc văn mẫu, bài viết của người khác, “cóp nhặt từ vựng hay/cách diễn đạt hay” rồi từ đó mới bắt đầu viết, áp dụng những ý hay học được trong khi đọc vào bài của mình.

=>Tóm lại cũng tương tự như Writing, khả năng Speaking sẽ đến từ Nghe nhiều (và một phần từ Đọc).

http://heenglish.com/wp-content/uploads/2021/09/lo-trinh-tu-hoc-ielts-7.0-1.png

Chương 7. Kỹ năng Reading – Cách luyện duy nhất là đọc

Cách luyện Reading rất rõ ràng và đơn giản, là đọc. Reading như kiểu: có công mài sắt có ngày nên kim, kiến tha lâu bảo đảm sẽ đầy tổ, cứ đọc thì khả năng đọc của bạn sẽ tiến bộ, chứ không phải như Listening, vì có khi nghe nhiều mà nghe đại không đúng cách thì cũng chỉ dậm chân tại chỗ thôi.

Ví dụ: cách sử dụng các nguồn Thích. Các nguồn Thích không nhất thiết phải cho cao xa. Nhiều khi chỉ cần hứng nhất thời là thứ bạn đam mê, yêu thích chi được rồi.

Với phương pháp này thời gian tiếp thu tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên gấp bội. Bạn có thể dành 4‐5 tiếng trong 1 đêm lướt web đọc tiếng Anh hăng say không muốn nghỉ, không như mấy bản tin BBC, mới đọc 15 phút đã muốn nghỉ giải lao 2 tiếng. Khi đọc nguồn Thích thì bạn sẽ không bao giờ nghĩ tới chữ “giải lao” nữa.

Vì đây là phương pháp học mà chơi, chơi mà học mà. Lướt web giải trí là việc mà chắc là hầu hết ai cũng làm hàng ngày và có nhiều người tốn cũng không ít thời gian cho nó. Chỉ cần một thay đổi nho nhỏ, thay vì lướt tiếng Việt thì bây giờ lướt tiếng Anh, thì lập tức việc học tiếng Anh biến thành việc giải trí mà bạn làm hàng ngày.

Chương 8. Reading – Một số điểm cần lưu ý

Giai đoạn đầu đọc sẽ rất chậm

Nếu bạn nào có khởi đầu kém như Heenglish (5 phẩy Anh văn phổ thông) thì khi bắt đầu đọc, tốc độ có thể sẽ rất chậm. 1 tiếng có thể bạn đọc được khoảng 1/2 trang A4 thôi vì hầu hết câu nào bạn cũng phải tra từng từ, từng chữ mới hiểu được. Heenglish đã từng trải qua giai đoạn đó nên Heenglish biết nó thế nào.

Lộ trình tự học IELTS 7.0 trong 3 tháng

1. Kinh nghiệm tự luyện IELTS 7.0 trong 1 tháng đầu tiên

Tháng đầu tiên trong lộ trình tự học IELTS 7.0 trong 3 tháng,Heenglish khuyên bạn nên ôn tập kiến thức – ngữ pháp, chỉnh phát âm và học thêm thật nhiều từ vựng.

Học ngữ pháp

Ôn lại những điểm ngữ pháp đã học thời cấp 3 là đủ hoặc tải cuốn Grammar English Basic để ôn luyện lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đọc những cuốn sách như: English Grammar in Use, A practical english grammar, IELTS Language Practice,..

Học phát âm

Phát âm là yếu tố quan trọng trong bài thi nghe và nói. Khi bắt đầu luyện phát âm, học lại từng cách phát âm phụ âm và nguyên âm trên BBC. Giáo trình luyện phát âm giọng mỹ American Accent Video Training Program, kênh Youtube Rachel’s English hoặc kênh của thầy Simon cũng là những kênh hay để học phát âm. Đây là một quá trình khó, đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện vì phải học khẩu hình miệng, cách để lưỡi, môi,.. sao cho phát âm hay.

2. Tháng thứ 2 tự ôn luyện IELTS 7.0 sẽ như thế nào?

Tháng thứ 2 được coi là tháng quan trọng nhất của quá trình tự học IELTS 7.0 trong 3 tháng. Trong tháng thứ 2, bạn cần học tập trung vào từng phần của bài thi IELTS: Listening, Speaking, Writing, Reading.

a. Học và luyện Listening

Phương pháp học hiệu quả nhất được nhiều người học IELTS đánh giá cao đó là nghe và chép chính tả. Đó chính là việc bạn nghe và chép lại chính xác 100% những gì bạn nghe. Trong thời gian đầu, chưa quen bạn nên nghe từ những bài nghe dễ như bài nghe trong các cuốn sách: Elementary hay Step up for IELTS, nâng dần lên BBC.

Điều chỉnh tốc độ nghe sao cho thích hợp. Nếu quá khó nghe, hãy nghe ở tốc độ 0.75 nâng dần lên 1, 1.25, 1.5, 1.75. Luyện nghe ở tốc độ cao sẽ khiến bạn nghe dễ hơn trong phòng thi.
Luyện tập nghe các bài thi nghe thường xuyên, ví dụ các bài nghe trong Cambridge English. Sau khi nghe và check đáp án, nên nghe lại một lần nữa kèm script

Trong lúc nghe nên tập nghe Key Words và Take note. Đặc biệt chú ý câu trả lời trong bài nghe và chú thích nhanh xuống. Bạn có 10 phút để viết câu trả lời.

b. Học và luyện Speaking

Nhiều bạn nói rằng học nói không cần quan tâm ngữ pháp, chỉ cần nói sao cho người nghe hiểu là được. Một bạn học sinh của mình từng tham gia rất nhiều Speaking Club ở Hà Nội, không có một sân chơi nào bạn ấy không tham gia. Ideas của bạn ấy rất phong phú, nhưng khi vào học lớp Speaking thì bạn ấy có một vấn đề cực lớn mà rất khó để sửa: nói câu cú không vào một ngữ pháp nào, chỉ ghép các từ lại với nhau giống theo kiểu nói tiếng Việt.

Điều này tạo thành thói quen rất xấu, vì đôi khi các bạn tưởng rằng mình đang nói rất trôi chảy nhưng thực ra là sai bét, nếu không sửa được đi thi rất khó đạt trên mức 5.0. Do vậy, lời khuyên củaHeenglish dành cho bạn học Speaking không cần nói quá nhiều, nhưng phải nói đúng.

Trong giai đoạn nàyHeenglish chia ra công việc:

Thứ nhất

Hãy tập trung tìm các chủ đề thường ra, viết câu trả lời vào vở. Chỉ tập trung vào gạch đầu dòng các từ keywords để khi luyện tập đỡ quên. Nhớ là vở ghi phải sạch đẹp nhé, không đẹp thì khi nhìn lại chẳng thiết đọc nữa.

Đối với các vocab hay, hãy highlight lại để cho dễ nhìn. Tuyệt đối không nhồi nhét idioms nha các bạn.

Thứ hai

Khi bạn quá mệt mỏi, hãy tự thưởng cho bản thân bằng cách xem các bộ phim hoặc kênh youtube nước ngoài có phụ đề bạn yêu thích.

Ví dụ, mỗi ngày bạn xem từ 2-3 videos của các vloggers mình yêu thích (Zoella, Bethany mota, Tati, Jenn Im,..) rồi vừa nghe vừa nhái lại theo giọng của họ. Dần dần, giọng bạn cũng gần gần tương tự như các chị ấy lúc nào không hay đó ! Mỗi khi gặp từ mới, bạn nên dừng lại tra, không ghi chép lại vì như vậy sẽ rất nản. Nghe nhiều, dần dần sẽ nhớ thôi.

c. Học và luyện Writing

Các cuốn sách có thể sử dụng trong phần này như: Task 1 cần cuốn IELTS writing task 1 của Simon, Task 2 thì dùng cuốn của Mark Clark (cách thức diễn đạt rất hay và cấu trúc viết chuẩn, dành cho những bạn đã có trình độ nhất định).

Luyện viết task 1 và 2 hằng ngày để không bị mất cảm giác và đà làm bài. Tìm đọc các bài có band điểm cao để học hỏi kinh nghiệm, cách triển khai ý, diễn đạt ý và cấu trúc câu mà họ sử dụng.

Tránh sử dụng từ ngữ thường ngày mà nên dùng những từ chuyên ngành mang tính học thuật sẽ được đánh giá cao hơn.

d. Tự học Reading IELTS hiệu quả

Đọc là kỹ năng dễ nhất trong bốn kỹ năng vì đây là kỹ năng yêu cầu sự chăm chỉ của người học. Cứ lao đầu vào đọc và giải đề thường xuyên là được. Cuốn sách mà bạn có thể sử dụng cho phần này là: 13 cuốn Cambridge English.

Mỗi đề trong cuốn IELTS Cambridge bạn không nên chỉ làm lướt 1 lần rồi bỏ qua mà phải làm đi làm lại 2-3 lần trên mỗi đề.

  • Lần 1: Canh thời gian và làm bài như bài IELTS Reading thực tế.
  • Lần 2: đọc lại và take note những chỗ sai.
  • Lần 3:cố gắng hiểu nghĩa của bài đọc và nghĩa của câu, tra từ khi cần thiết.

3. Làm đề củng cố kiến thức của lộ trình học IELTS 7.0 tháng trong 3 tháng

Tháng cuối cùng trong lộ trình tự ôn IELTS 7.0 trong 3 tháng, Heenglish khuyên các bạn nên luyện đề giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất.

Trong giai đoạn này, bạn không nên làm quá nhiều đề, đừng vì số lượng mà bỏ qua chất lượng. Sau khi làm xong một đề, hãy check điểm. Những lỗi sai hay phần nào các bạn chưa biết làm, hãy note lại và xem các video chữa đề của các thầy cô chữa.

Đặc biệt, đừng cố nhồi nhét kiến thức hay từ vựng. Càng học thêm, bạn sẽ càng áp lực. Tham gia một số group về luyện thi IELTS để biết thêm được những kinh nghiệm khi vào phòng thi cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thi thật đó!

Lộ trình tự học ielts 7.0 trong 6 tháng

Sau khi kiểm tra trình độ, bạn sẽ biết được kỹ năng nào của mình đang còn yếu và cần nhiều thời gian để cải thiện hơn. Tùy vào lịch học hay lịch làm việc, mỗi người có thể sắp xếp và phân chia thời gian một cách phù hợp nhất, lên lộ trình cho việc tự học IELTS 7.0.

Giai đoạn 1 Ôn tập kiến thức cơ bản – Ngữ pháp và từ vựng (2 tuần – 1 tháng)

Thông thường, nếu quỹ thời gian của bạn chỉ vẹn vẻn 6 tháng trước khi kỳ thi IELTS diễn ra, bạn nên dành từ 2 tuần – 1 tháng (đối với các bạn đang ở band 5.5 – 6.0) ôn tập lại tất cả các kiến thức ngữ pháp cơ bản (thì, đại từ quan hệ, câu so sánh, câu điều kiện…). Với những bạn ở band thấp hơn (4.5 – 5.0), quá trình này có thể kéo dài tới 2 tháng.

Về ngữ pháp

Các cuốn sách tự học IELTS 7.0 cho người mới bắt đầu có thể kể đến:

  • English Grammar in Use (Raymond Murphy). Cuốn sách này cung cấp 145 nội dung ngữ pháp cần ôn luyện. Bao gồm kiến thức cơ bản và các bài tập liên quan.
  • Cambridge English Grammar For IELTS. Bao gồm 25 chủ đề, mỗi chủ đề chia làm 4 phần nhỏ:
  • Context Listening, Grammar, Grammar Exercises và Test Practice. Như vậy, cuốn sách này không chỉ giúp ôn luyện ngữ pháp mà đồng thời còn rèn luyện kỹ năng nghe cho bạn.
  • Advanced Grammar in Use (Martin Hewings). Gồm hơn 100 chủ điểm ngữ pháp. Dành cho các bạn đã nắm chắc ngữ pháp. Và có mong muốn ôn luyện chuyên sâu và nâng cao hơn.

Về từ vựng

Các bạn nên trang bị cho mình một cuốn sổ tay để ghi chép từ vựng. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng ôn tập lại từ mới bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Bạn cần ghi rõ phát âm và tạo ngữ cảnh cho từng từ. Điều này giúp bạn dễ nhớ cách đọc cũng như cách sử dụng.

Ngoài ra, bạn có thể học từ vựng theo các chủ đề chính thường gặp trong kỳ thi IELTS. Ví dụ như Environment, Technology, Art, School, Society… Mỗi chủ đề khoảng 20 từ vựng “chất” nhất. Với từ vựng, một cuốn sách mà bất cứ sĩ tử IELTS nào cũng không thể bỏ qua, đó là Vocabulary for IELTS.

Cuốn sách chia từ vựng thành nhiều chủ đề khác nhau, kèm bài tập ứng dụng. Giúp bạn nhớ từ vựng rất hiệu quả. Để nâng cao hơn nữa band điểm ở phần nói hay viết, đặc biệt là các bạn nhắm đến mục tiêu cao hơn 7.0 – 7.5 thì cần trau dồi thêm cho mình từ vựng trong cuốn English Collocations in Use Advanced.

Dạng bài
Completion (thường gặp trong Part 1 và Part 4)Map/ Diagram (thường gặp trong Part 2 và Part 3)Multiple Choices (thường gặp trong Part 2 và Part 3): đây được coi là dạng bài khó, dễ đánh lừa thí sinhShort-answer questionsMatching
Table CompletionChỉ có một câu trả lời đúng
Sentence CompletionCó nhiều câu trả lời đúng
Cách làm
B1: Đọc kỹ yêu cầu đề, chú ý các yêu cầu đặc biệt như “No more than … words”

B2: Xác định từ loại cần điền

B3: Ghi nhớ, gạch chân các key words xung quanh và paraphrase (diễn giải lại) theo nhiều cách

B4: Tiến hành nghe, chú ý bắt nhanh thông tin còn thiếu.

B1: Xác định rõ phương hướng trong Map, ghi nhớ các thông tin Map cung cấp (Main Street, hướng Bắc, Nam có những gì,…)

B2: Bắt đầu nghe bằng cách dùng một chiếc bút đưa theo Map. Đoạn âm thanh đọc đến đâu, đưa bút đi theo đến đó. Tuyệt đối trong bài Map không được take notes.

B1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài, chú ý xem đề bài yêu cầu chọn 1 hay nhiều đáp án đúng

B2: Đọc phần câu hỏi, gạch chân key words, lưu ý các yếu tố: thì câu hỏi, từ để hỏi. Phần thi Listening, nên dành thời gian để đọc kỹ dạng bài trước tiên

B3: Tiến hành nghe. Hầu hết trong dạng Multiple Choices, thứ tự câu hỏi được sắp xếp theo file âm thanh.

B1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài, xác định số lượng từ yêu cầu

B2: Đọc phần câu hỏi, gạch chân key words, cố gắng paraphrase key words đa dạng

B3: Bắt đầu nghe. Thứ tự câu hỏi trong bài sẽ được sắp xếp theo file âm thanh. Nghe xong câu nào, ghi đáp án vào nháp và chuyển sang câu tiếp theo.

B1: Đọc phần câu hỏi, gạch chân key words. Trong bài Matching, các đáp án thường na ná nhau, do đó, bạn phải chú ý từng điểm khác biệt nhỏ nhất như thì, từ phủ định,….

B2: Tiến hành nghe, cố gắng take notes các nội dung trong dạng bài này.

B3: Dùng phần đã take notes để hoàn thành bài.

Lưu ý:

Trong khi luyện tập cũng như làm bài thi thật, hãy sử dụng nháp cho phần nghe chính. Tuyệt đối không nên điền luôn đáp án vào trong tờ đáp án vì vừa tốn thời gian, vừa khiến bạn không thể nghe kịp các câu còn lại. Nên tạo cho mình thói quen viết tắt, bạn hoàn toàn có thể viết tắt theo cách của riêng mình, miễn đảm bảo bạn hiểu được.

=> Nên phân chia thời gian phù hợp cho lộ trình tự học IELTS 7.0

Giai đoạn 2 Luyện tập từng kỹ năng (2 – 3 tháng)

Sau khi hoàn thiện các kiến thức tiếng anh cơ bản, bạn sẽ bước vào giai đoạn ôn luyện thực sự.

Sau khi làm bài thi thử, chắc hẳn bạn cũng sẽ biết được đâu là kỹ năng mình còn yếu và nên dành nhiều thời gian. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải ôn luyện đầy đủ 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Listening

Để dễ dàng luyện tập riêng từng dạng bài với kỹ năng Listening, tài liệu phổ biến nhất và thường xuyên được sử dụng là Intensive IELTS Listening và Listening Strategies for IELTS. Hai cuốn sách này sẽ cung cấp từng chiến thuật làm bài cho từng dạng bài, đặc biệt với hai dạng Multiple choices và Map.

Sau khi đã nắm vững cách làm từng dạng, hãy luyện tập bằng cuốn IELTS Recent Actual Listening Test Vol 1, 2, 3, 4 và Listening for IELTS của Collins.

  • IELTS Recent Actual Listening Test
  • Listening for IELTS

Reading

Đối với reading, bạn cũng có thể chia thành các dạng đề để dễ dàng cho quá trình tự học IELTS 7.0.

Các dạng bài thường gặp trong Reading bao gồm:
Dạng bài
MatchingCompletion taskMultiple choicesShort-answer questionsT/F/NG questions
Matching headingsComplete a diagram/picture
Matching sentence endingsComplete sentences
Matching information
Cách làm
Dạng bài Matching trong IELTS nên được làm cuối cùng. Sau khi đọc xong đề bài, bạn sẽ có thể trả lời ngay một vài câu hỏi. Với các câu hỏi còn lại, bạn nên lướt lại bài đọc một lần nữa để tìm câu trả lời.

Chú ý các từ khóa trong các Headings

B1. Đọc yêu cầu đề bài, xác định số từ và loại từ cần điền

B2. Đọc đoạn văn, biểu đồ, bức tranh… cần điền từ vào xác định key words. Chú ý các từ như số từ, danh từ riêng, các từ mang nghĩa phủ định,…

Lưu ý

Các từ nối như “not only, but also”, “as well as”,… cũng rất hữu ích vì chúng nối các từ tương đương nhau.

B3. Đọc lướt qua toàn bài để xác định vị trí câu trả lời. Sau đó đọc kỹ đoạn văn chứa đáp án để tìm đáp án phù hợp nhất và điền vào.

B1. Đọc câu hỏi, xác định key words trong câu hỏi. (không đọc đáp án)

B2. Dựa vào các key words đã xác định, tìm vị trí đoạn văn trong bài đọc có chứa nhiều (liên quan nhiều) đến key words trong câu hỏi nhất.

B3. Đọc kỹ đoạn văn, so sánh với các đáp án để tìm ra đáp án phù hợp nhất cho câu hỏi.

B1. Đọc kỹ yêu cầu đề bài, xác định số từ và loại từ cần điền

B2. đọc câu hỏi, gạch chân key words.

B3. Dựa vào key words tìm được, xác định vị trí đoạn văn trong bài đọc có chứa câu trả lời. Ở dạng này, thứ tự câu hỏi sẽ đi theo trình tự bài đọc

B4. Đọc kỹ đoạn văn, tìm đáp án, so sánh với số lượng từ cần thiết và paraphrase cho phù hợp với loại từ trong câu hỏi.

B1. Đọc, gạch chân key words, tìm paraphrase các câu hỏi.

B2. Đọc, dựa key words xác định câu hỏi

B3. Có các trường hợp

1. Tất cả các từ trong đoạn đều trung với câu hỏi => TRUE

2. Hầu hết từ được nhắc trong bài đều trùng với câu hỏi, chỉ có một vài từ khác => FALSE

3. Hầu hết các từ trong bài đều không trùng với câu hỏi => NOT GIVEN

Lưu ý

Dạng bài này, bạn phải đọc kỹ từng từ khóa, đôi khi “Usually” cũng đã khác “Frequently” rồi.

http://heenglish.com/wp-content/uploads/2021/09/lo-trinh-tu-hoc-ielts-7.0-2.png
Các tài liệu bạn có thể dùng để ôn luyện từng dạng READING bao gồm:
  • Get Ready for IELTS Reading: Link
  • Reading strategies for IELTS: Link
  • Ngoài ra, bộ sách IELTS Reading Recent Actual Test có thể giúp bạn luyện tập từng dạng Reading với các bài test gần với đề thi thật nhất.

Tuy nhiên, dù cho là kỹ năng “dễ dàng” ăn điểm nhất trong bài thi IELTS. Vẫn còn một số điều cần lưu ý để luyện tập Reading hiệu quả. Như: vấn đề lấy bố cục bài, chiến thuật làm bài hợp lý hay cách để tránh sự thiếu tập trung.

Speaking

Một trong hai kỹ năng chủ động, bạn cần đầu tư nhiều thời gian cũng như công sức hơn. Bài thi Speaking của bạn sẽ gồm 3 phần chính:

Part 1

Các câu hỏi liên quan đến bản thân (tên, tuổi, sở thích,…). Các câu hỏi liên quan đến cuộc sống xung quanh của bạn (nơi ở, đồ uống, sức khỏe,…). Câu trả lời ở phần này nên ngắn gọn, đơn giản. Tập trung trả lời thẳng vào câu hỏi, khoảng từ 2 – 3 câu là phù hợp.

Part 2

Bạn sẽ được cho một chủ đề và nói về chủ đề đó trong vòng 2 phút. Câu hỏi thường yêu cầu “Describe”. Nghĩa là miêu tả một vật thể, sự vật hoặc tường thuật lại một sự kiện nào đó. Tại phần này, bạn phải vận dụng linh hoạt các thì từ quá khứ đến tương lai, ghi điểm bằng các từ rườm, từ nối (Besides, Therefore, However,…)

Part 3

Các câu hỏi được đặt ra có liên quan đến chủ đề của Part 2. Hãy cố gắng sử dụng các từ có band cao từ 7.0 trở lên. Vì đây là phần giám khảo cân nhắc có nên nâng điểm cho bạn hay không.

Để tự học IELTS 7.0 Speaking, bạn nên tập trung củng cố cho mình từ vựng theo chủ đề thường gặp. Trên cơ sở đó tập phát triển ý tưởng.

Một vài cuốn sách hữu ích giúp bạn có được ý tưởng hay ho trong phần thi Speaking IELTS:

  • Ideas for IELTS topics
  • IELTS Speaking (Mat Clark),…

Ngoài ra, phát âm cũng là yếu tố tối quan trọng trong bài thi IELTS Speaking. Các phương pháp luyện phát âm chuẩn dễ thực hiện hàng ngày tìm hiểu thêm tại đây.

Writing

Writing luôn là kỹ năng khó nhằn nhất trong quá trình tự học IELTS 7.0. Kể cả với những bạn đã có thời gian tiếp xúc với tiếng anh lâu dài cho đến những người chưa hề có nền tiếng anh cơ bản. Để tự học kỹ năng này, trước hết, bạn phải tìm hiểu thật kỹ từng dạng đề trong cả hai Task của bài thi Writing.

Các dạng bài Writing trong test IELTS
  • Task 1, ta có thể chia thành hai nhóm: Nhóm 1 (Line chart, Bar chart, Pie chart, Table) và Nhóm 2 (Maps và Process).
  • Task 2, có 4 dạng bài có thể sẽ gặp, bao gồm: Opinion, Discussion, Cause & Solution và Two – part question.

Tiếp đến, chia thời gian ôn luyện kỹ từng dạng bài, ghi lại các cấu trúc và từ vựng cần nhớ. Bước tiếp theo, luyện viết theo thời gian trong phòng thi. Trong phòng thi, bạn chỉ có 60 phút cho phần thi Writing bao gồm cả 2 Task. Do vậy, bạn chỉ nên dành thời gian khoảng 50 – 55 phút cho thời gian viết, phần dư còn lại dùng để phân tích đề và check bài lại sau khi viết.

Một số tài liệu ôn luyện kỹ năng Writing dành cho bạn:
  • Barron’s Writing for the IELTS. Cuốn sách cung cấp hướng dẫn chi tiết cho từng dạng bài trong IELTS Task 1 và Task 2. Tổng kết ngữ pháp và đưa ra các cấu trúc câu quan trọng.
  • High- scoring IELTS Writing Model Answer. Cuốn sách cung cấp bài mẫu cho các chủ đề. Và dạng bài phổ biến trong bài thi Writing, kèm theo từ vựng quan trọng.
  • Improve your skills Writing for IELTS 6.0 – 7.5. Cuốn sách dành cho các bạn đã có nền và chắc kiến thức. Đặc biệt là những bạn muốn đạt band Writing từ 6.0 – 7.5. Cuốn sách gồm 10 chương. Nó cung cấp các chủ đề điển hình nhất trong kỳ thi IELTS Writing.
  • Best Practice Book for IELTS Writing. Tổng hợp những bài mẫu đáng tham khảo. Nó rất hữu ích cho việc trau dồi từ vựng của bạn.

Giai đoạn 3 Luyện đề

Tài liệu phổ biến nhất cho việc tự học IELTS 7.0 là bộ Cambridge English IELTS. Bạn nên bắt đầu làm từ Cam 6. Hiện tại đã có phiên bản thứ 14. Và đây cũng được coi là tài liệu gắn chặt nhất với đề thi IELTS hiện tại.

Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là trong giai đoạn ôn luyên này, hãy dành thời gian cho các tài liệu có mức độ khó hơn trước khi bắt tay vào luyện Cam. Bởi lẽ, khi đã thành thục các bài tập “khó nhằn” trong Longman hay Practice Plus. Bạn sẽ cảm thấy các câu hỏi trong Cam dễ thở hơn nhiều. Điều này cũng khiến tâm lý trước kỳ thi IELTS thực sự của bạn thoải mái và tự tin hơn.

Tài liệu thông thường
  • Bộ Cambridge Practice Test for IELTS
  • 15 Days Practice for IELTS
Tài liệu nâng cao
  • Longman Focus on IELTS
  • IELTS Practice Test Plus
  • A book for IELTS (Mc Carter)
  • IELTS Advantage Skills

Review khóa học IELTS để đạt được band điểm 7.0 củaHeenglish

Bạn không có quá nhiều thời gian. Hay không đủ kiên nhẫn để có thể tự học IELTS trong 3 tháng theo lộ trình trên. Hãy thử tham khảo khóa học IELTS để đạt được band điểm 7.0 củaHeenglish nhé!

Các khóa học IELTS Advanced tập trung phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để đạt điểm cao trong kì thi. Có thể học viên đã học tiếng Anh trong nhiều năm. Nhưng chưa chắc đã biết cách thể hiện tốt nhất vốn tiếng Anh của mình trong vài giờ thi ngắn. Ví dụ: Câu hỏi “What kind of music do you like?” có thể rất dễ. Nhưng trả lời xuất sắc, phô diễn được hết ý của mình trong vài phút thì không dễ!

Nội dung của khóa học này như sau:

  • Các mẹo làm bài thi
  • Các template (mẫu) cho Speaking.
  • Các template cho Writing Task 1 & Task 2
  • Các bài văn mẫu xuất sắc theo nhiều chủ đề
  • Sử dụng nhiều idiom để tăng khả năng ghi điểm
  • Luyện tập Reading, Writing và Speaking theo từng chủ đề. Tăng khả năng vận dụng tự vựng và kiến thức về các chủ đề đó.
  • Ngoài ra, học viên còn được giúp lập nhóm speaking. Luyện tập dưới sự hướng dẫn của người đã thi IELTS điểm cao.

Kết luận

Tự học IELTS 7.0 trong 3-6 tháng không phải là điều không thể. Đặc biệt, nếu bạn có mục đích rõ ràng và quyết tâm đủ lớn thì việc tự học sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Việc ôn luyện chỉ trong 3-6 tháng bạn sẽ dồn kiến thức rất nhiều. Lời khuyên cho bạn mục tiêu tự học lên IELTS 7.0 thì nên xác định và lên lộ trình học IELTS 7.0 phù hợp. Để từ đó bạn có quá trình ôn luyện lâu dài, nắm chắc kiến thức thật chuyên sâu.

Trên đâyHeenglish đã chia sẻ lộ trình tự học IELTS 7.0. Khi chưa xác định được lộ trình thích hợp để học IELTS 7.0 thì bạn đừng quá lo lắng. Vui lòng liên hệ vớiHeenglish hoặc để lại thông tin để nhận được những tư vấn chi tiết nhất.

World Clock